Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Thời của "Kinh doanh Vỉa hè"

" Vỉa hè" chức năng riêng dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, hiện nay một số con phố phát triển Chùa Bộc, Cầu Giấy,  Nguyễn Trãi, Xuân Thủy hay Cầu Giấy..................vỉa hè có một chức năng quan trọng hơn đó là kinh doanh hàng hóa.............Một góc vỉa hè nhỏ có thể mang lại cho người kinh doanh thu nhập cả vài triệu đồng/ ngày.............Cùng phân tích chức năng này nhé.
Vỉa hè là phần đường dành riêng cho người đi bộ, theo quy định của Bộ GTVT thì phải dành 1,5m vỉa hè cho người đi bộ, tuy nhiên chỉ cần dạo qua những con phố của Hà Nội, sẽ dễ dàng nhận thấy các vỉa hè ở Hà Nội không còn vẻ thông thoáng để ưu tiên dành cho người đi bộ. Thay vào đó là những vỉa hè được các hộ dân trưng dụng vào mục đích riêng của họ. Tuy nhiên không phải tất cả, nhưng những hộ gia đình nào may mắn có vỉa hè, tất nhiên họ sẽ không bỏ qua cơ hội. Họ sử dụng vỉa hè với những mục đích kinh doanh riêng như: mở quán trà đá, quán phở, bãi trông xe, bày bán hàng hóa kinh doanh…



Vỉa hè bị chiếm dụng ngang nhiên
Những vỉa hè trên các con đường, tuyến phố của Hà Nội đang dần bị biến tướng bởi đa dạng các loại hình kinh doanh.
Trên đường Đê La Thành, rất nhiều hộ dân sản xuất và bày bán các sản phẩm từ gỗ như: bàn ghế, tủ, sập, giường… ra đến tận sát mép đường để tiện kinh doanh. Vào giờ cao điểm, người đi bộ không có lối đi mà phải đi bộ dưới phần đường dành cho các phương tiện giao thông. Điều này gây không ít khó khăn cho người đi bộ và ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Tương tự như trên đường Đê La Thành, trên đoạn đường Lê Duẩn, các hộ kinh doanh cũng ngang nhiên bày bán hàng hóa ra vỉa hè không để một lối đi nào cho người đi bộ. Các hộ kinh doanh bày bán la liệt giày dép, quần áo ra vỉa hè.
Đường Tôn Thất Tùng, Chùa Bộc nổi tiếng với các cửa hàng thời trang, đồ lưu niệm thu hút được nhiều khách tìm đến. Tuy nhiên, trên các vỉa hè của hai con đường này đều chật kín những xe cộ, buổi tối có rất nhiều người kinh doanh bày bán các sạp quần áo, giày dép... lấp kín cả vỉa hè, thậm chí còn để tràn xuống cả lòng đường.
Hay trên các con phố gần các trường đại học như: Nguyễn Trãi, Xuân Thủy, Giải Phóng…, những quán trà đá, quán ăn nhỏ hay những quầy bán hàng lưu động xuất hiện nhan nhản. Những hoạt động buôn bán kinh doanh thường xuất hiện vào buổi trưa cho đến tối trên các tuyến phố của Thủ đô. Dường như những vỉa hè của Hà Nội chỉ làm đúng như chức năng của nó vào sáng sớm và đêm khuya.
Bạn Tâm (sinh viên) cho hay: “Vỉa hè là để dành cho người đi bộ, việc bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè để thực hiện mục đích kinh doanh cho từng cá nhân là không nên, bởi người đi bộ cần được tôn trọng và cần có một không gian riêng dành cho họ”.
Một hộ dân sống gần đường Nguyễn Trãi chia sẻ: “Bây giờ muốn đi bộ phải xuống lòng đường đi, chứ trên vỉa hè làm gì còn chỗ nữa, người ta mở quán nước, trông xe,... chắn hết lối đi rồi”. Đường Nguyễn Trãi chỉ là một số trong rất nhiều con đường của Thủ đô mà vỉa hè được sử dụng vào mục đích kinh doanh, phá vỡ đi kết cấu và làm mất đi vẻ đẹp của giao thông đô thị Hà Nội.


Kiếm bạc triệu từ kinh doanh vỉa hè
Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán là chuyện muôn thuở ở các đô thị lớn, đông dân, làm mất mỹ quan văn minh đô thị và gây mất trật tự an toàn giao thông. Đây là vấn đề nhức nhối từ lâu nhưng chưa được giải quyết triệt để. Dường như việc bán hàng trên vỉa hè là quá bình thường nên không phải lúc nào cũng có cán bộ chức năng làm nhiệm vụ giải tỏa những khu vực này. Có chăng họ xuất hiện một chốc một lát rồi đi ngay. Sau khi lực lượng chức năng rời đi thì đâu lại vào đấy, vỉa hè trở lại với "hoạt động" chủ yếu của nó.
Theo quyết định số 08/2006 NQ – HĐND ngày 22/07/2006 của HĐND TP Hà Nội về việc quản lý hè phố có nhắc tới việc thu phí sử dụng vỉa hè theo quy định của UBND Thành phố. Tuy nhiên, theo quan sát của PV, trên vỉa hè một số tuyến phố như Nguyễn Trãi, Thái Hà, Khâm Thiên thì vẫn có rất nhiều quán trà đá, quán ăn, các cửa hàng kinh doanh đua nhau lấn chiếm một phần của vỉa hè mà không phải đóng phí sử dụng hè phố.
Một hộ dân bán nước trên vỉa hè đường Nguyễn Trãi cho hay: “Tôi mở quán trà đá trên vỉa hè cũng được vài năm nay nhưng không phải đóng phí hay xin phép ai, mấy người xung quanh đây cũng thế, ai thích làm thì làm”.
Khi xuất hiện cán bộ đi tuần ổn định trật tự thì những người bán hàng rong, quán hàng trên vỉa hè chỉ việc nhanh tay thu dọn đồ vào một góc khuất, rồi khi các cán bộ quản lí trật tự đi khỏi lại tiếp tục bày bán ngang nhiên. Sự việc cứ tái diễn từ ngày này qua ngày khác mà không có cách nào giải quyết triệt để.





Một người bán hoa quả trên vỉa hè đường Khương Trung cho biết: “Cứ khoảng chiều tầm 4h-4h30 là công an phường họ đi tuần vỉa hè, bọn tôi phải xếp hàng nhanh rồi dọn đi tránh chỗ khác, chờ họ đi khuất lại mang ra bán tiếp, cũng có khi tránh không kịp nên hoa quả bị thu, nhưng có một số hộ bán bánh và trà đá thì ít bị phạt với bị thu đồ vì mỗi tháng họ đóng phí cho phường khoảng vài trăm đến vài triệu gì đấy”.
Hiện nay, đã có rất nhiều nghị định, quyết định về xử phạt vi phạm về việc chiếm dụng vỉa hè từ 15–20 triệu đồng, tuy nhiên như lời người bán hoa quả trên thì “chờ công an đi khuất lại mang ra bán tiếp”.
Thái Hà, Khương Trung, Khâm Thiên, Tôn Thất Tùng, Chùa Bộc, Đê La Thành... là những tuyến đường nằm trong danh mục 62 tuyến phố cấm để xe và không được kinh doanh trên vỉa hè, lòng đường nhưng trên thực tế thì các đường này và những tuyến đường khác cũng nằm trong danh mục thì vỉa hè vẫn đang là nơi hấp dẫn các hộ dân kinh doanh, chiếm dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Được biết, các hộ kinh doanh trên vỉa hè có thể kiếm được từ vài triệu đến vài chục triệu mỗi tháng nhờ những hoạt động buôn bán trên vỉa hè. Nhiều gia đình gần như sống phụ thuộc hoàn toàn vào những nguồn thu từ việc kinh doanh trên vỉa hè nên việc trả lại sự thông thoáng cho hè phố dường như là rất khó thực hiện.
Và như một hộ dân chia sẻ : “Muốn đi trên vỉa hè thì phải tranh thủ dậy sớm mới đi được, nhiều khi cứ tan tầm xe cộ đi lại đông không thể xuống lòng đường đi được mà vỉa hè thì người ta kinh doanh bày bán hết diện tích rồi, đi lại khó khăn lắm”. Đây cũng là tâm sự của rất nhiều người đi bộ muốn giá trị của vỉa hè trở về với nguyên trạng của nó.

**********************************************
Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, Chung cư Hà Nội, 


Không có nhận xét nào: